Practical Beauty
10338705_10152462052565020_80646410925830085_n.jpg

Blog Tâm Sự

Thoughts of the day là trang Blog Tâm Sự của An Hà bao gồm các chủ đề liên quan đến trải nghiệm ẩm thực, du lịch, nghệ thuật, quan điểm và lifestyle

Con Vịt Béo - The Fat Duck

Khi nói đến việc ăn uống tại các nhà hàng nổi cộm như The Fat Duck thì thật ra phải canh chừng chực hệ thống booking của chúng, và khi có available thì phải chộp liền rồi mới plan the trip xung quanh order đấy. The Fat Duck sẽ release booking của họ theo chu kỳ cứ 3 tháng một lần.

Mình biết đến Master Mind đằng sau Con Vịt Béo là nhờ thời gian du học nước ngoài xem rất nhiều mục nấu nướng trên TV và cable thì thấy Heston được coi như là sư phụ đáng gờm của ngành ‘ẩm thực phân tử’ hoặc là người phát minh ra ‘ẩm thực đa giác quan’. Có người còn gọi Heston là ‘nhà hóa học’ hoặc ‘người giả kim’. Với bề dày lịch sử phát triển xây dựng cơ ngơi nhà hàng Con Vịt Béo của Heston thì booking a trip there cũng khá worthwhile. Nó sẽ bao gồm, ngoài chi phí trả trước (up front không được hoàn lại) hơn 300 Bảng Anh chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ thì sẽ phải tính thêm chi phí đi từ London đến thị trấn Bray (đi Grab), rồi book một khách sạn trong khu vực qua đêm, chưa kể ai có nhu cầu ‘du lịch’ thì có thể nhân tiện thăm luôn thị trấn Eton nổi tiếng có tòa lâu đài Windsor của Queen Elizabeth II. Nói đến chi phí thì tốt nhất sau khi booking nên lên trang web và study về cái Menu Rượu của Con Vịt Béo để biết trước lượng tiền phải trả nè, ví dụ như food & wine pairing flat rate có một package là 600 Bảng/em.

Bắt một em rượu umeshu - rượu mơ Nhật mình phát hiện tại nhà hàng và quá ưa nó, nên order ngay từ The Whisky Exchange từ Anh về. Lý do? Thông thường rượu mơ Nhật khá ngọt em này thì có thành phần là sake nên rất thanh, không ngọt, chút nhẫn nhẫn.

Khi khen về Heston có thể nhiều người cho rằng bị quá ‘hype’, bị PR, bị kêu lên quá đáng. Nhưng mình thấy nhìn chung một trải nghiệm khá hay và lạ. Chuyến hành trình trải nghiệm của mình bắt đầu từ land đến London Heathrow airport vào giữa mùa tháng 4 hơi lành lạnh lúc 6h sáng, ‘uber’ đến thị trấn Bray và checkin vào một Inn ngay bờ sông, rồi ra dạo Eton và vào lúc giờ ăn thì đi bộ dọc đường quê nước Anh đến nhà hàng.

Nhìn chunng kết luận như sau:

  1. Story telling & sensorial experience – Nghệ thuật chính là trải nghiệm: Ẩm thực thể hiện qua truyện kể và giác quan gợi nhớ lên môt kỷ niệm nào đấy. Menu bắt đầu bằng chuyện ăn sáng, rồi ra biển chơi, vào rừng hái nấm, tối về ăn tối, leo lên giường ngủ. Nguyên một cái menu đều thể hiện ra từng bước và các món ăn đều bám sát vào chủ đề và ý tưởng này. Đây là thông điệp của Heston. Kiểu như khi ta còn bé ta được đi biển ta nhớ  gió biển, ta đi lượm hái rong chơi. Cho nên có món at the beach và được nhân viên cho cái tay nghe và vỏ sò, trong đó có âm thanh của sóng biển. Còn khi leo lên giường ngủ thì có một cái gối bay lửng (do nam châm) có phấn baby Johnson&Johnson nữa. Và tất nhiên menu là một câu chuyện được inspired bởi Alice in the Wonderland.

  2. Quality of ingredients let them shine – Không dấu đi các nguyên liệu mà chỉ là ‘the best’. Tất nhiên công phu ở đây là với kỹ thuật nào để harness được chất lượng của thành phẩm và nâng tầm nó. Khác với Gaggan, Fat Duck không có biến dạng hoặc trá hình nhiều về các món ăn mà kiểu cứ phơi phơi nó ra nhưng thực chất đã được qua bao nhiêu công đoạn chế biến hoặc treatment.

  3. Its all in the Marketing and WOM – ta nói ‘bị’ PR quá trời. Mình theo dõi câu chuyện lão Heston này lâu, kiểu như đã ‘phục’ lão nên thiết nghĩ chắc cũng ngầm bị bias rồi. Mặc dù 2 anh zai nhà mình đi chung thì có vẻ cảm giác wow hơn mình. Cái kỹ năng này cũng là branding mà thấm lâu ngày nên bị mê hoặc hồi nào không hay. Vào ngoài chuyện convert mình đi ăn được còn dụ được mình rủ rê kể lể nữa. Thôi chết.

The experiment pays off  – ‘Thí nghiệm’ thành công nhất mình thích là món trà/cà phê mà trong một ly 2 nhiệt độ nóng lạnh khác nhau! Ngoài ra món mock turtle soup cũng được ca ngợi rất nhiều nhưng mình thấy món breakfast với ngũ cốc mới là đỉnh vì nó có đủ vị của một món ăn sáng nhưng rất delicate, không bị xáo trộn, vị nào ra vị đó bao gồm bacon, eggs, milk. 

Từ phục vụ đến không khí cũng khá là ấm cúng o quá cầu kỳ. Nhìn xung quanh các bàn lân cận tự thấy hình như mình travel xa nhất, còn đâu toàn các bạn châu âu hàng xóm, một cặp lesbian kế bên, một gia đình Thụy Điển với ông bố khó chịu và uống rượu như uống nước trong khi bà vợ và mấy đứa con thì ít nói, 2 cặp tình nhân/vợ chồng/người yêu nam nữ già ốm da tanned khá friendly chuyên gia nhìn qua bàn mình, cười nói rôn rả chắc cũng là bợm.

What a birthday dinner!

Tổng thiệt hại: 300 Bảng Anh/người trả trước cộng thêm 150 Bảng Anh tiền rượu phục vụ ngay buổi đó. Chưa tính tiền ở khách sạn (80 Bảng Anh/đêm cho 3 người) hoặc tiền xe đi từ London đến Bray.

Bởi mới nói cái thứ sucker food tourist toàn chịu ‘ngu’ đi mua trải nghiệm. 

Ume ngon vãi, không ngọt, thanh, nhẫn nhẫn

Ume ngon vãi, không ngọt, thanh, nhẫn nhẫn